Đặc thù của môn Toán là phải tính toán nhiều, chính vì thế khi ôn tập cần phải có hệ thống và phân phối thời gian hợp lý.
Điều đầu tiên các HS phải lưu ý, đó là ôn tập một cách thật vững chắc tất cả các kiến thức cơ bản và các dạng bài tập cơ bản có trong chương trình. Tùy từng đối tượng HS để có phương pháp và cách dạy khác nhau.
Môn học nào cũng vậy, để học tốt thì học sinh nên đọc kỹ lý thuyết và áp dụng một cách có hệ thống vào thực tế. Ngoài ra học sinh nên đọc thêm nhiều loại sách tham khảo khác và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
Cấu trúc đề thi Toán năm nay được cho như sau:
Môn | Khối | Nội dung ôn tập |
Toán | 6 | Chủ đề 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên (5 điểm)
– Tập hợp, lũy thừa. – Các phép toán về số tự nhiên. – Tìm x – Bài toán về ƯC, ƯCLN, BC, BCNN (tích hợp) Chủ đề 2: Số nguyên (2 điểm) – Thứ tự trên tập hợp Z các số nguyên; giá trị tuyệt đối. – Tính tổng đại số; tính hợp lí. – Tìm x. Chủ đề 3: Đoạn thẳng (3 điểm) – Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, tia. – Tính độ dài đoạn thẳng. – Trung điểm của đoạn thẳng. |
7 | Chủ đề 1: Số thực, số hữu tỉ (3 điểm)
– Các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa). – Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ. – Tìm x Chủ đề 2: Hàm số (3 điểm) – Biết tìm hệ số tỉ lệ, biểu diễn y theo x , tính giá trị của hàm số khi biết hai đại lượng tỉ lệ thuận hoặc hai đại lượng tỉ lệ nghịch – Vẽ đồ thị hàm số – Bài toán thực tế về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch Chủ đề 3: Đường thẳng song song, vuông góc (2 điểm) – Nêu góc so le trong và góc đồng vị, góc trong cùng phía – Vận dụng tính chất song song để tính số đo các góc so le trong, đồng vị, trong cùng phía
Chủ đề 4: Tam giác (2 điểm) – Tính số đo góc trong tam giác – Chứng minh hai tam giác bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau, song song.
|
|
8 | Chủ đề 1: Nhân, chia đa thức (3 điểm)
– Biết quy tắc nhân đa thức. – Hằng đẳng thức đáng nhớ. – Phân tích đa thức thành nhân tử. – Tìm x – Rút gọn, tính giá trị của biểu thức. Chủ đề 2: Phân thức đại số (3 điểm) – Điều kiện xác định của phân thức. – Rút gọn phân thức đại số. – Rút gọn biểu thức. – Tính tổng Chủ đề 3: Tứ giác (3 điểm) – Nhận biết tứ giác đặc biệt. – Chứng minh tứ giác là tứ giác đặc biệt. – Tìm điều kiện để tứ giác là tứ giác đặc biệt. Chủ đề 4: Diện tích đa giác (1 điểm) – Biết công thức tính diện tích đa giác. – Tính diện tích đa giác (bài toán thực tế) |
Tuy nhiên, học phải đi đôi với hành, Do đó, giáo viên căn cứ vào cấu trúc trên để biên soạn và sưu tầm cho học sinh một số đề tham khảo.Học sinh có thể tự luyện ở nhà, làm đi làm lại nhiều lần trong các khoảng thời gian khác nhau đề nhận ra và sửa chữa những lỗi bản thân hay mắc phải. Ngoài ra, cũng cần chú trọng tới cách trình bày khoa học, ngắn gọn mà đầy đủ.
Một số đề tham khảo:
TOÁN 6
ĐỀ 1:
Câu 1. (1,5đ)
1/(0,5 điểm): Cho tập hợp và
- a) Tập hợp A có bao nhiêu phần tử ?
- b) Các phần tử nào vừa thuộc tập hợp A, vừa thuộc tập hợp B.
2/ (0,5 điểm) Cho các số sau : 125, 2018, 526, 45
- a) Số nào chia hết cho 2 ?
- b) Số nào chia hết cho 5 ?
3/ (0,5 điểm) Trong các số: 15, 29, 11, 21, số nào là số nguyên tố?
Câu 2. (2,0 điểm)
1) Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: – 6 và 25
2) Tìm giá trị tuyệt đối của số nguyên sau: 23 và – 2
3) Tìm biết:
- a)
- b)
Câu 3: (2,5 điểm)
1) Viết gọn các tích sau dưới dạng lũy thừa: ;
2) Tính nhanh biểu thức
3) Thực hiên quy tắc bỏ dấu ngoặc rồi tính:
4) Thực hiện phép tính
5) Tìm , biết:
Câu 4: (1,0 điểm) Một căn phòng hình chữ nhật dài 6,8m, rộng 4,8m. Người ta muốn lát kín căn phòng đó bằng loại gạch hình vuông mà không có viên gạch nào bị cắt sén. Biết độ dài cạnh viên gạch là một số tự nhiên, hãy tính độ dài lớn nhất của viên gạch hình vuông đó (theo đơn vị xentimét)
Câu 5
1) .(1,0 điểm)Cho hình vẽ :
Đo độ dài đoạn thẳng AB, AM trong hình vẽ (đơn vị cm).
2) (1,0 điểm) Tính độ dài đoạn thẳng MB, rồi so sánh độ dài hai đoạn thẳng AM và BM.
3) ( 1,0 điểm) Gọi N là trung điểm BM .Tính độ dài đoạn thẳng AN.
ĐỀ 2:
Câu 1.1: (0.5 điểm) Cho hai tập hợp: A = {1;2;3;7} ; B = { a;b;20;7}
- a) Tập hợp A có bao nhiêu phần tử
- b) Các phần tử nào vừa thuộc tập hợp A ,vừa thuộc tập hợp B.
Câu 1.2: (0,5 điểm) Cho các số sau: 635; 221; 134;797
- a) Số nào chia hết cho 2 ?
- b) Số nào chia hết cho 5 ?
Câu 1.3: (0,5 điểm) Tìm số nguyên tố trong dãy số sau: 13; 21; 8; 29
Câu 2. (1 điểm)
1) Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: 4; -9
2) Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số nguyên sau: -11; 7
3) a (0,5 điểm) Tìm số nguyên x, biết: x – 2 = 10
3) b (0,5 điểm) Tìm x, biết: 7x – 12 = 32.23
Câu 3: (1.5 điểm)
1) Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa 3.3.3.3 ;
2) Tính nhanh 58 . 75 + 58 . 50 – 58 . 25
3) Bỏ dấu ngoặc rồi tính: ( – 315) – (2018 – 315)
4) Thực hiện phép tính:
5) Tìm số nguyên x, biết: x + 2 = -69
Câu 4: (1 điểm) Học sinh khối 6 khi xếp hàng 5, hàng 9, hàng 10 đều thừa 3 học sinh. Biết rằng số học sinh khối 6 trong khoảng từ 150 đến 200. Tính số học sinh của khối 6.
Câu 5.(3 điểm) Trên tia Ax, vẽ điểm M sao cho AM = 3cm và điểm B sao cho AB = 6cm.
1) Vẽ hình theo cách diễn đạt trên.
2) Tính độ dài đoạn thẳng MB ,so sánh độ dài hai đoạn thẳng. AM và BM
3) Gọi N là trung điểm BM .Tính độ dài đoạn thẳng AN
TOÁN 7
Câu 1. (1,5 điểm)
- a) Tính
- b) Tính
- c) Viết kết quả dưới dạng một luỹ thừa:
Câu 2. (1,0 điểm)
- a) Tính giá trị của biểu thức:
- b) Tìm x, biết:
Câu 3. (2,5 điểm)
- a) Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x= 5 thì y = 10. Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x
- b) Biểu diễn y theo x, biết rằng y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ là a= 15
- c) Cho hàm số . Tính f(-1)
- d) Vẽ đồ thị hàm số y = -2x
Câu 4. (1,0 điểm)
Số học sinh khối 6; 7; 8; 9 của một trường THCS lần lượt tỉ lệ với 9; 10; 11; 8. Biết rằng số học sinh khối 6 nhiều hơn số học sinh khối 9 là 8 em. Tính số học sinh của trường đó?
Câu 5. ( 2,0 điểm) Cho hình vẽ sau (hình 1)
- a) Hãy kể tên một cặp góc so le trong và một cặp góc đồng vị
- b) Cho a // b và (hình 1). Tính số đo cùa góc A2.
Câu 6. (2,0điểm)
- a) Cho tam giác ABC có Â = 700, = 550. Tính ?
- b) Cho ∆ABC vuông tại A có AB = AC. Qua A kẻ đường thẳng xy (B, C nằm cùng phía đối với xy). Kẻ BD và CE cùng vuông góc với xy. Chứng minh rằng AD = CE.
C Lời khuyên: học sinh không nên lao theo các bài toán quá khó trong đề, sẽ mất rất nhiều thời gian cho bài tập đó. Thay vào đó, các em nên chọn và giải cẩn thận những bài tập cơ bản trước. Các bước làm bài cẩn thận sẽ giúp các em đạt điểm cao trong kỳ thi. Mặt khác, cũng nên tập trung luyện thêm các dạng đề có kiến thức tổng hợp, sau đó là nâng cao.