Giáo án chủ đề tích hợp độ cao và độ to của âm

ĐỘ CAO VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM

  1. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:

Thông qua chủ đề, học sinh có thể:

  1. Kiến thức:

– Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

– Nêu được mối liên hệ giữa âm thanh phát ra và vật phát ra âm thanh.

– Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm.

– Nhận biết được âm cao (bổng), âm thấp (trầm), âm to, âm nhỏ và nêu được ví dụ.

– Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

  1. Kỹ năng:

Qua chủ đề rèn luyện cho các em:

– Kỹ năng thực hành. (hs thực hiện lắp ráp và tiến hành thí nghiệm về độ to và độ cao của âm).

– Rèn luyện kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích âm.

– Kỹ năng phân tích, suy luận, tổng hợp kiến thức. (Học sinh suy luận và phân tích thế nào là độ cao, thế nào là độ to của âm.)

– Kỹ năng hợp tác làm việc để giải quyết các nhiệm vụ học tập ( Thảo luận nhóm)

– Kỹ năng tự học, tự tìm kiếm, chọn lọc và xử lí, lưu giữ thông tin

– Kỹ năng khoa học (quan sát, mô tả được thí nghiệm, tìm ra bản chất của thí nghiệm)

– Giải thích được các hiên tượng liên quan xung quanh ta liên quan đến độ cao và độ to của âm trong  đời sống thưc tiễn.

  1. Thái độ:

– Yêu thích môn học vật lý và công nghệ.

– Hợp tác, tích cực trong hoạt động nhóm.

– Ý thức vận dụng kiến thức học được để giải quyết các vấn đề về thực tiễn, bảo dưỡng được các dụng cụ liên quan nói trên.

  1. Các năng lực hình thành trong chủ đề:

– Năng lực tự học: tìm thêm thông tin, đọc sách giao khoa

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực tư duy sáng tạo:

Học sinh có thể đặt ra sau học tập: Các nguồn âm phát ra có chung đặt điểm gì? Các yếu tố có liên quan đến độ cao và độ to của âm.

– Năng lực tự quản lý và hợp tác:

Quản lý bản thân nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân lắng nghe và phản hồi tích cực, phân công nhiệm vụ học tập trong nhóm để thực hiện chủ đề.

– Năng lực thực nghiệm: Học sinh thực hiện được những thí nghiệm về độ cao và độ to của âm.

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (15 phút)

a) Mục tiêu – Học sinh nhận biết được nguồn âm.

– Đặc điểm của các nguồn âm đó có giống và khác nhau như thế nào?

b) Nội dung Cho học sinh nghe các loại nguồn âm khác nhau như: âm thanh phát ra từ micro, tiếng đàn, chim hót, tiếng kèn.

Lớp học chia làm 06 nhóm, lắng nghe các âm thanh phát ra, và cho biết âm thanh đó phát ra từ đâu? Các âm thanh đó có gì giống và khác nhau.

c) Gợi ý tổ chức hoạt động

 

Dựa vào những âm thanh giáo viên đã chuẩn bị, học sinh lắng nghe và phân tích sự giống nhau và khác nhau của các âm thanh từ các nguồn âm này.

Dựa vào những dụng cụ có sẵn, nghiên cứu SGK và tiến hành xác định khối lượng các vật nặng; Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của cân đồng hồ và lực kế.

Hoạt  động của HS:

+ Nhận nhiệm vụ, lắng nghe âm thanh và tiến hành thảo luận phân tích sự khác nhau của các âm thanh phát ra.

+ Ghi chép và báo cáo.

Hoạt động của GV: Theo dõi, hướng dẫn HS kịp thời trong quá trình thảo luận.

Chuẩn bị: Các file âm thanh.

d) Sản phẩm mong đợi Bảng báo cáo kết quả của HS.

II/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

1/ Hình thành khái niệm về nguồn âm (25 phút)

a) Mục tiêu  Hình thành khái niệm về nguồn âm.
b) Nội dung  Học sinh làm thí nghiệm khi nguồn âm phát ra âm thanh thì nó có rung động hay không
c) Gợi ý tổ chức hoạt động

 

+Câu lệnh: Thực hiện TN, cho biết âm thanh phát ra khi nào?

+ Hoạt  động của HS: Nhận nhiệm vụ, thực hiện TN, thảo luận, báo cáo; được hỗ trợ giúp đỡ và tham gia đánh giá bạn khi cần thiết…

+ Hoạt động của GV: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/đánh giá/kết luận…

Chuẩn bị thí nghiệm: âm thoa, giá đỡ, trống, 1 con lắc.

d) Sản phẩm mong đợi Bảng báo cáo kết quả TN của HS: Học sinh hoàn thành được kết luận sau:

Khi phát ra âm các vật đều dao động. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

2/ Âm thanh và dao động của vật (25 phút)

a) Mục tiêu – Xác định được biên độ, tần số của vật dao động phát ra âm.
b) Nội dung – HS xây dựng phương án thí nghiệm.

– HS tiến hành TN, ghi nhận kết quả vào bảng báo cáo, thảo luận nhóm để đo tần số dao động của con lắc.

c) Gợi ý tổ chức hoạt động

 

Câu lệnh:

Tiến hành thí nghiệm khảo sát dao động của con lắc, báo cáo kết quả tần số dao động.

–  Hoạt  động của HS: ghi chép nhận nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm, thảo luận, báo cáo.

Hoạt động của GV: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/đánh giá/kết luận…

d) Sản phẩm mong đợi  Kết quả hoạt động nhóm:

– Học sinh hình thành được các khái niệm: độ lệch lớn nhất của vật khi dao động là biên độ dao động của vật. Số dao động trong một giây gọi là tần số dao động của vật.

3/ Độ cao và độ to của âm (30 phút)

a) Mục tiêu Nhận biết độ cao và độ to của âm.
b) Nội dung Học sinh tiến hành thí nghiệm, thảo luận hoàn thành nội kết luận về độ cao và độ to của âm.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động

 

+Câu lệnh: Dùng lá thép đàn hội tạo ra dao động phát ra âm thanh, cho biết âm phát ra trong các trường hợp khác nhau như thế nào.

+ Hoạt  động của HS: Nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, ghi chép, báo cáo.

+ Hoạt động của GV: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/đánh giá/kết luận…

d) Sản phẩm mong đợi  Hoàn thành được kết luận: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp. Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của âm càng lớn.

III/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (15 phút)

a/ Mục tiêu hoạt động:

Thảo luận nhóm để chuẩn hóa kiến thức và luyện tập.

Nội dung:

Câu lệnh:

  1. Làm lại thí nghiệm đặt con lắc gần âm thoa, và mặt trống trong hai trường hợp gõ mạnh và gõ nhẹ và giải thích tại âm thanh phát lớn hơn khi ta gõ mạnh vào âm thoa và mặt trống.
  2. Giải thích tại sao dùng tay kéo mặt trống và buông tay ra thì trống phát ra âm thanh. Làm thế nào để tạo ra các âm thanh khác nhau.

 

  1. Rót nước vào một số chai thủy tinh giống nhau, sao cho các mực nước khác nhau. Dùng búa cao su gõ vào chai để chúng phát ra âm thanh. Âm thanh phát ra có giống nhau không? Tại sao?

 

IV/. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (25 phút)

a/ Mục tiêu:

– Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tế liên quan đến độ cao và độ to của âm.

b/ Tổ chức hoạt động:

– Cho học sinh nghe và quan sát một chiếc loa đang phát ra âm và trả lời các câu hỏi sau.

+ Khi loa phát ra âm, bộ phận nào của loa dao động?

+ Hãy nêu cách kiểm tra?

+ Kể tên các nhạc cụ mà em biết, tìm hiểu xem bộ phận nào dao động khi các nhạc cụ đó phát ra âm?

+ Hãy làm chiếc kèn từ những vật liệu đơn giản như giấy, lá ….

– Gv yêu cầu học sinh yêu cầu học sinh quan sát hình 16.8 sơ đồ mô tả hoạt động của dây thanh quản khi phát ra âm.

– Em hãy viết một bài chia sẽ với các bạn trong lớp để tìm hiểu bộ phận phát ra âm từ cơ thể người và ảnh hưởng của âm thanh đến đời sống của con người.

c/ Sản phẩm:

–  Bài trả lời của học sinh.

– Chiếc kèn mà học sinh tạo ra từ giấy, lá….

– Các nhóm nhận xét.

– Giáo viên chốt lại nội dung.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trường ………………………………………. Lớp:………….

Họ và tên:………………………………… Nhóm:……….

 

Hãy lắng nghe các âm thanh phát ra từ video sau: (video đính kèm)

Em hãy trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Âm thanh được phát ra từ đâu?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2. Các âm thanh đó có gì giống và khác nhau?

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

 

Trường ………………………………………. Lớp:………….

Họ và tên:………………………………… Nhóm:……….

 

  1. THÍ NGHIỆM

Cho các dụng cụ thí nghiệm gồm: 01 con lắc, giá đỡ, 01 giao thoa, 01 trống.

  1. Thí nghiệm 1: Khi con lắc đứng yên treo trên giá đỡ, đưa một nhánh âm thoa đang phát ra âm đến gần và chạm vào con lắc. Quan sát hiện tượng.

………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

  1. Thí nghiệm 2: Làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 1, nhưng vật phát ra âm thanh là cái trống.

Hiện tượng gì xảy ra đối với con lắc? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì đối với vật phát ra âm thanh?

………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

 

  1. KẾT LUẬN

Khi phát ra âm các vật đều ……………………….Vật phát ra…………….gọi là nguồn âm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

 

Trường ………………………………………. Lớp:………….

Họ và tên:………………………………… Nhóm:……….

 

  1. Khảo sát giao động của con lắc: Thí nghiệm treo hai con lắc dài 40cm và 20cm, kéo chúng lệch ra khỏi vị trí ban đầu, rồi thả chúng dao động.

Hãy quan sát và đếm số dao động của con lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng sau:

Con lắc Con lắc nào dao động nhanh?

Con lắc nào dao động chậm?

Số dao động trong

10 giây

Số dao động trong

1 giây

a      
b      

 

  1. Kết luận:

– Số dao động trong một giây goi là………………..dao động của vật.

– Dao động càng ……………, tần số dao động càng………………….

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

 

Trường ………………………………………. Lớp:………….

Họ và tên:………………………………… Nhóm:……….

  1. Quan sát dao động của đầu thước: thí nghiệm cố định một đầu thước thép đàn hồi có chiều dài 20cm trên một hộp gỗ. Năng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho thước dao động trong hai trường hợp:
  2. Trường hợp 1: Đầu thước lệch nhiều.
  3. Trường hợp 2: Đầu thước lệch ít.
Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ?
a.     Nâng đầu thước lệch nhiều    
b.    Nâng đầu thước lệch ít    

 

  1. Kết luận:

– Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ………, biên độ dao động càng ……., âm phát ra càng ……………

– Âm phát ra càng ……………. khi ………….. dao động của nguồn âm.