1
|
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
|
* Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời ( khổ đầu )
– Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, rộn rã và tràn đầy sức sống.
– Tâm trạng náo nức, xôn xao, say sưa, ngây ngất trước sức xuân.
* Mùa xuân của đất nước ( khổ 2,3 )
– Hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. – – Sức sống bền vững của đất nước bốn nghìn năm qua bao vất vả, gian lao vẫn vượt lên và mỗi mùa xuân về được tiếp thêm sức sống để bừng dậy với nhịp diệu hối hả, sôi động.
* Tâm niệm của nhà thơ dâng trọn “ mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất nước, cho cuộc đời ( còn lại )
– Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
– Điệu Nam ai, Nam bình mênh mang, tha thiết được cất lên ngợi ca quê hương đất nước, thể hiện niềm tin yêu, gắn bó sâu nặng .
|
2 |
Sang thu (Hữu Thỉnh)
|
* Tín hiệu của sự chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu.
– Ngọn gió se nhẹ nhàng, mang theo hương ổi, màn sương giăng qua ngõ.
– Nhân hoá làn sương: mùa thu mang đậm hồn người với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng (bỗng, hình như)
* Sự vật ở thời điểm giao mùa.
– Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ, mà êm ả, dềnh dàng, sông đanh lắng lại, đang trầm xuống trong trong lững lờ như ngẫm nghĩ, suy tư .
– Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã, hương thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét .
– Đám mây như một dải lụa trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Bầu trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu.
* Suy ngẫm triết lý sang thu của hồn người.
– Vẫn là nắng mưa, sấm chớp, bão dông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác.
– Sang thu không những dịu nắng, bớt mưa mà cũng thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động những hàng cây cổ thụ khi đã trải qua hai mùa
xuân, hạ.
– Cũng giống như “ hàng cây đứng tuổi ”, khi con người đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh.
|
3
|
Nói với con (Y Phương)
|
* Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
– Không khí gia đình tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của mọi người .
– Con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương; đây là nơi che chở, đùm bọc và nuôi dưỡng con người từ tình cảm đến lối sống.
* Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người miền núi và thể hiện mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
– Ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống thuỷ chung nơi chôn rau cắt rốn, cuộc sống mạnh mẽ và tràn đầy niềm tin.
– Người cha muốn truyền vào con lòng chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng niềm tin của mình. Cuộc sống dù có đói nghèo, con người dẫu “ thô sơ da thịt”, nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn. Họ biết lo toan và mong ước, biết tự lực, tự cường xây dựng quê hương, duy trì những tập quán tốt đẹp.
– Người cha mong muốn con mình phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó làm hành trang để vững bước trên đường đời .
-> Sức sống , vẻ đẹp đáng yêu và tâm hồn của một dân tộc miền núi.
|
4 |
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
|
* Nỗi niềm xúc động khi vào lăng viếng Bác.
– Cách xưng hô “con” và “Bác” rất gần gũi, thân thương vừa trân trọng thành kính; Thay từ “viếng” bằng từ “thăm” như dùng lí trí để chế ngự tình cảm, cố kìm nén nỗi xúc động.
– Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác hiện lên trong màn sương sớm, một hình ảnh thân thuộc của quê hương Việt Nam. Một tình cảm vừa thân quen vừa tự hào bởi cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam với bản lĩnh, sức sống bền bỉ, kiên cường.
* Tự hào, tôn kính và lòng biết ơn sâu lắng khi vào lăng viếng bác.
– Sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
– Niềm xúc động, lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác:
* Tình cảm của tác giả, của nhân dân
– Không gian yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ: ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác; tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
– Niềm xúc động thành kính và nỗi xót đauvì ra đi của Bác: Lí trí thì tin rằng bác vẫn còn sống mãi với non sống đất nước như trời xanh mãi mãi nhưng trái tim lại không thể không đau nhói, xót xa vì sự ra đi của Bác.
* Tâm trạng và ước mong của tác giả khi phải rời lăng Bác.
– Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác: nỗi xót thương trào nước mắt.
– Nỗi xót thương như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao ước muốn tha thiết và chân thành.
|