DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ BÀI: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG – MÔN ĐỊA LÍ

Nhằm nâng cao chất dạy học nói chung và môn địa lí nói riêng trong trường THCS Phú Đức, đồng thờ thực tốt tinh thần chỉ đạo Sở GD-PGD về tăng cường dạy học theo chủ đề. GV môn địa trường giới thiệu bài giảng “ môi trường đới nóng” theo hướng soạn giảng chủ đề.

Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

– Tên chủ đề: Môi trường đới nóng

Bước 2. Lựa chọn nội dung, xây dựng bài học

– Đới nóng.môi trường xích đạo ẩm.

– Môi trường nhiệt đới.

– Môi trường nhiệt đới gió mùa.

Bước 3. Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, năng lực

  1. Kiến thức

– Biết được vị trí của đới nóng trên bản đồ tự nhiên.

– Trình bày và giải thích được một số đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.

– Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xa van hay đồng cỏ núi cao nhiệt đới.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.

– Biết được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ớ đới nóng và đặc điểm của gió mùa hạ và gió mùa đông.

– Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng của đới nóng.

  1. Kĩ năng:

– Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua sự mô tả, hoặc tranh ảnh

– Đọc lược đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm

– Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ khí hậu.

– Cũng cố kĩ năng nhận biết về môi trường địa lí cho học sinh qua ảnh chụp, tranh vẽ…..

– Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu, nhận biết đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu.

  1. Thái độ:

    – Có thái độ thân thiện,gần giũ với môi trường và con người ở đới nóng

-Ý thức được đới nóng có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự sống phát triển.

-Yên thiên nhiên và có thức bảo vệ rừng phòng chóng sa mạc hóa.

– Phòng chống xói mòn đất vào mùa mưa, bảo vệ rừng.

   – Có ý thức bảo vệ môi trường.

Bước 4. Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt

  1. Nhận biết:

– Biết được vị trí của đới nóng trên bản đồ tự nhiên.

– Biết được một số đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới.

– Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xa van hay đồng cỏ núi cao nhiệt đới.

– Biết được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ớ đới nóng và đặc điểm của gió mùa hạ và gió mùa đông.

2.Hiểu:

– Trình bày và giải thích được một số đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.

3.Vận dụng:

         –  Giải thích sự tác động của khí hậu đến môi trường.

Bước 5. Xây dựng các câu hỏi

Tiết 1: BÀI 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM

 

TT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất
1  Quan sát hình 5.1 sgk xác định ranh giới các đới môi trường địa lí? Thông hiểu  Quan sát, nhận xét
2  Quan sát hình 5.1 em hãy so sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên trái đất? Thông hiểu  Quan sát, suy luận
3  Với đặc điểm là nắng nóng mưa nhiều, nó sẽ tác động đến sự phát triển của thực vật như thế nào? Nhận biết  Đọc – tìm hiểu SGK
4  Dựa vào hình 5.1 nêu tên cac kiểu môi trường của đới nóng? Nhận biết Quan sát, nhận xét
5 Xác định vị trí của môi trường Xích Đạo ẩm trên hình 5.1? Thông hiểu Đọc – tìm hiểu SGK
6 Có nhiều quốc gia nằm trong môi trường xích đạo ẩm như Brazin, In-đô-nê-xi-a, Ni-giê-ri-a….., tuy nhiên chỉ có một phần lãnh thổ nằm trong môi trường Xích Đạo ẩm mà thôi, chỉ có Xingapo là quốc gia nằm trọn vẹn trong môi trường này, vậy em hãy xác  định Xingapo trên hình 5.1? Nhận biết, thông hiểu Quan sát, nhận xét
7 em hãy quan sát hình 5.2:

– Trục tung bên trái thể hiện gì?

– Trục tung bên phải thể hiện gì?

– Những cột màu xanh thể hiện gì?

– Vậy lượng mưa được tính bằng đơn vị nào?Đường màu đỏ thể hiện gì?

– Đơn vị của nhiệt độ đo bằng gì?

Nhận biết Quan sát, nhận xét
8 Dựa vào biểu đồ hình 5.2 em hãy cho biết tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của singapo là bao nhiêu? Thông hiểu Giải thích, thuyết trình
9 Vậy biên độ nhiệt của singapo là bao nhiêu? Thông hiểu Suy luận, phán đoán
10 Quan sát vào đường nhiệt độ, em có nhận xét gì về sự biến động của nhiệt độ? Thông hiểu Khai thác SGK
11 Nhìn vào đường biên độ nhiệt em có nhận xét gì về nhiệt độ của Singapo? Nhận biết Khai thác SGK
12 Vậy qua các ý mà chúng ta vừa phân tích em có nhận xét gì về đặc điểm nhiệt độ của môi trường này? Thông hiểu Tư duy, nhận xét
13 Đó là đặc điểm về nhiệt độ, còn lượng mưa thì có đặc điểm như thế nào?

Dựa vào hình 5.2 cho biết lượng mưa ở singapo có đặc điểm như thế nào?

Nhận biết, thông hiểu

 

 

Vận dụng kiến thức để giải thích.

Quan sát, nhận xét

14 Vậy lượng mưa hàng tháng nơi đây có đặc điểm như thế nào? Đọc – tìm hiểu SGK
15 Thế thì lượng mưa cả năm ở nơi đây như thế nào? thông hiểu Đọc – tìm hiểu SGK
16 Qua các ý mà chúng ta vừa phân tích em có nhận xát gì về lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm? Nhận biết, thông hiểu Quan sát, nhận xét
17 Vậy em nào có thể nêu khái quát vể đặc điểm môi trường Xích Đạo ẩm? Đọc – tìm hiểu SGK
18 Quan sát hình 5.3 và 5.4 trong sgk cho biết rừng có mấy tầng chính? Giới hạn của các tầng rừng? Nhận biết, thông hiểu Quan sát, nhận xét
19 Với đặc điểm của thực vật rừng như thế, nó ảnh hưởng đến động vật như thế nào? Nhận biết, thông hiểu Đọc – tìm hiểu SGK

 

Tiết 2: Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI

TT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất
1 Xác định trên hình 5.1 vị trí của môi trường nhiệt đới? Thông hiểu  Quan sát, nhận xét
2  Quan sát hình 6.1 và 6.2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Malacan (Xu Đăng) và Gia-Mê-Na (Sát), thành phố Malacan nằm ở 90B và Giê-mê-na ở 120B, tuy hai thành phố này đều nằm trong môi trường nhiệt đới, và chỉ cách nhau 3 vĩ độ nhưng lại có sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ và lượng mưa, vậy sự khác nhau được biểu hiện như thế nào? Nhận biết  Quan sát, suy luận
3 Qua bảng phản hồi thông tin em có nhận xét gì về đặc điểm của khí hậu nhiệt đới:

– Nhiệt độ của môi trường nhiệt đới như thế nào?

– Lượng mưa của môi trường này có đặc điểm như thế nào?

– Thành phố Gia-mê-na nằm gần chí tuyến hơn thành phố Malacan, vậy em hãy cho biết càng gần chí tuyến thời kì khô hạn và biên độ nhiệt có sự thay đổi như thế nào?

Nhận biết, Thông hiểu Đọc, nghiên cứu, tìm hiểu SGK
4 Quan sát hình 6.3 và 6.4 em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau của 2 xavan? Thông hiểu Quan sát, suy luận
5 Vậy tại sao xavan ở 2 nơi trên lại có sự khác biệt như vậy? Nhận biết Quan sát, nhận xét
6 Dựa vào sgk em hãy cho biết lượng mưa tác động đến thực vật như thế nào? Nhận biết Quan sát
7 Lượng mưa tác động đến chế độ nước sông như thế nào? Nhận biết Quan sát, Đọc – tìm hiểu SGK
8 Mưa tập trung theo mùa sẽ tác động đến đất đai như thế nào? Thông hiểu  Giải thích, thuyết trình
9 Hiện nay vùng này xavan ngày càng mở rộng, vậy tại sao xavan ở nơi đây ngày cang mở rộng Thông hiểu Suy luận, Giải thích

 

Tiết 3: Bài 7. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

TT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất
1  Quan sát hình 5.1 hãy xác định môi trường nhiệt đới gió mùa? Nhận biết Đọc, nghiên cứu, tìm hiểu SGK
2  Quan sát hình 7.1 và 7.2 và bảng chú giải:

– Màu sắc biểu thị yếu tố gì?

– Mũi tên màu đỏ và màu xanh thể hiện gì?

– Vào mùa hạ giỏ thổi từ nơi nào đến nơi nào?

– Với đặc điểm gió từ đại dương thổi vào nên mùa hè ở đây như thế nào?

– Vào mùa đông (hình 7.2) gió thổi như thế nào?

Nhận biết  Quan sát, nhận xét
3 Gió thổi từ lục địa ra cho nên nó có tính chất như thế nào? Nhận biết Quan sát, nhận xét
4 Sau khi phân tích chúng ta nhận thấy lượng mưa ở đây có sự khác biệt rất lớn giữa mùa đông và mùa hạ, tại sao lại như thế? Nhận biết Tư duy, suy luận, nhận xét
5 Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưaa hình 7.3 và 7.4 cho biết đường màu đỏ thể hiện gì, cột màu xanh thể hiện gì? Thông hiểu Tư duy, nhận xét
6 Nhiệt độ khu vực này trung bình năm là bao nhiêu? Thông hiểu Tư duy, suy luận, nhận xét
7 CH: Quan sát hình 7.5 và 7.6 em hãy nhận xét về sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh trên?

– Vào mùa khô rừng có màu gì?

– Vào mùa mưa rừng cao su có màu gì?

– Vậy tại sao mùa khô cây cao su lại ngã vàng, còn mùa mưa thì lại xanh tốt?

Nhận biết Quan sát, nhận xét
8 Vậy nguyên nhân nào đã làm cho lượng mưa ở đây có sự khác nhau giữa các mùa? Thông hiểu Tư duy, nhận xét
9 Qua các ý mà chúng ta vừa phân tích, em có nhận xét gì về thảm thực vật nơi đây? Thông hiểu Tư duy, so sánh, nhận xét
10 Động vật trong môi trường này có sự phát triển như thế nào? Thông hiểu Quan sát, suy luận
11 điều kiện thuận lợi cho cây lương thực, đặc biệt là cây lúa nước, cây công nghiệp, nên vùng nhiệt đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân cư nhất thế giới. Thông hiểu Quan sát, suy luận

 

Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học

6.1. Chuẩn bị của giáo viên và HS

6.1.1. Chuẩn bị của giáo viên

              -Sách giáo khoa, lược độ, khí hậu xích đạo ẩm , bản đồ khí hậu thế giới, biểu đồ khí hậu, bản đồ khí hậu Việt Nam.

             – Tranh ảnh cảnh quan.

             – Lđ các kiểu môi trường trong đới nóng.

6.1.2. Chuẩn bị của HS

– Sách giáo khoa

– Xem trước nội dung bài học.

              – Sưu tầm một số tư liệu và tranh ảnh có liên quan đến khí hậu đới nóng.

6.2. Hoạt động học tập

  1. Tình huống xuất phát

Bước 1:GV giao nhiệm vụ cá nhân cho HS

Cả lớp xem một số hình ảnh trên đây hãy cho biết những hình ảnh trên gợi cho cho các em biết về vị trí đặc điểm của môi trường đới nóng.

Bước 2: HS thực hiện trong 2 phút

Bước 3:Gọi 1 HS trả lời,gọi 1 HS khác bổ sung .

Bước :GV dẫn dắt vào bài mới.

 

  1. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: BÀI 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM

1.Mục tiêu:

* Kiến thức:

– Biết được vị trí của đới nóng trên bản đồ tự nhiên.

– Trình bày và giải thích được một số đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.

* Kĩ năng:

– Làm việc nhóm và trình bày trước đám đông.

– Đọc lược đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.

– Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua sự mô tả, hoặc tranh ảnh.

* Thái độ:

– Ý thức được đới nóng có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự sống phát triển.

  1. Phương pháp dạy học:
  • Đàm thoại gợi mở.
  • Nêu và giải quyết vần đề.
  • Thảo luận nhóm.
  • Sử dụng đồ dùng trực quan.
  1. Phương tiện dạy học:
  • Bản đồ khí hậu thế giới hoặc bản đồ các miền tự nhiên thế giới.
  • Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác.
  1. Tổ chức các hoạt động học của học sinh .
  2. Hoạt động khởi động : cho hs xem bản đồ khí hậu thế giới để xác định các môi trường tự nhiên từ đó các em xác định được các kiểu môi trường khí hậu ở đới nóng.

– Mục tiêu: nắm được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, xác định được vị trí, đặc điểm môi trường

      – Phương thức tổ chức hoạt động: vấn đáp, trực quan, giải quyết vấn đề.

– Kết quả mong đợi từ hoạt động: hs hiểu và đọc được các đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa, thảm thực vật trên bản đồ hoặc lược đồ.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
  Hoạt động 1.  
19′

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20′

Hoạt động 1. Vị trí của đới nóng trên bản đồ.

– GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.1 SGK.

CH: Quan sát hình 5.1 sgk xác định ranh giới các đới môi trường địa lí?

Hs trả lời: Đới nóng kéo dài từ Xích Đạo về 2 chí tuyến, đới ôn hòa từ chí tuyến đến vòng cực, đới lạnh từ vòng cực về 2 cực

Gv: Do đới nóng nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến bắc và nam nên người ta còn gọi đới này là vùng “nội chí tuyến”

CH: Quan sát hình 5.1 em hãy so sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên trái đất?

Hs trả lời: chiếm một diện tích đất nổi khá lớn trên trái đất

CH: Do đới nóng nằm trong vùng nội chí tuyến, vậy nơi đây có đặc điểm về tự nhiên như thế nào?

Hs trả lời:nắng nóng, mưa nhiều

CH: Với đặc điểm là nắng nóng mưa nhiều, nó sẽ tác động đến sự phát triển của thực vật như thế nào?

Hs trả lời: tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển.

Gv: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sống, nên đới nóng có đến 70% số loài cây và chim thú trên trái đất sinh sống, đây cũng là khu vực đông dân, tập trung nhiều nước đang phát triển trên thế giới.

CH: Dựa vào hình 5.1 nêu tên cac kiểu môi trường của đới nóng?

Hs trả lời: Môi trường Xích Đạo ẩm, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường nhiệt đới, môi trường hoang mạc.

 

CH: Xác định vị trí của môi trường Xích Đạo ẩm trên hình 5.1?

Hs xác định

CH: Có nhiều quốc gia nằm trong môi trường xích đạo ẩm như Brazin, In-đô-nê-xi-a, Ni-giê-ri-a….., tuy nhiên chỉ có một phần lãnh thổ nằm trong môi trường Xích Đạo ẩm mà thôi, chỉ có Xingapo là quốc gia nằm trọn vẹn trong môi trường này, vậy em hãy xác  định Xingapo trên hình 5.1?

Hs xác định

CH: Sau khi xác định xong vị trí của Xingapo, em hãy quan sát hình 5.2:

– Trục tung bên trái thể hiện gì?

– Trục tung bên phải thể hiện gì?

– Những cột màu xanh thể hiện gì?

– Vậy lượng mưa được tính bằng đơn vị nào?Đường màu đỏ thể hiện gì?

– Đơn vị của nhiệt độ đo bằng gì?

Hs trả lời:

– Thể hiện mm.- 0C.

– Lượng mưa.- mm.

– Nhiệt độ.- 0C.

+ Trong một năm có hai lần lên cao và hai lần xuống

thấp. NHiệt độ cao nhất khoảng 28oC, thấp nhất khoảng 25oC, nóng quanh năm, không có mùa đônglạnh.

+ Về lượng mưa: Lượng mưa các tháng dao động từ170 mm – 250 mm. Tổng lượng mưa trung bìnhnăm từ 2000 – 2300 mm. Mưa nhiều và phân bố

đồng đều quanh năm.

CH: Dựa vào biểu đồ hình 5.2 em hãy cho biết tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của singapo là bao nhiêu?

Hs trả lời: nóng nhất là gần 280C, lạnh nhất là gần 250C.

CH: Vậy biên độ nhiệt của singapo là bao nhiêu?

Hs trả lời: 30c

CH: Quan sát vào đường nhiệt độ, em có nhận xét gì về sự biến động của nhiệt độ?

Hs trả lời: ít có sự biến động

CH: Nhìn vào đường biên độ nhiệt em có nhận xét gì về nhiệt độ của Singapo?

Hs trả lời: nhiệt độ trung bình năm cao.

CH: Vậy qua các ý mà chúng ta vừa phân tích em có nhận xét gì về đặc điểm nhiệt độ của môi trường này?

Hs trả lời: Nhiệt độ trung bình năm cao 250C đến 280C, biên độ nhiệt nhỏ.

Gv: Đó là đặc điểm về nhiệt độ, còn lượng mưa thì có đặc điểm như thế nào?

Hs trả lời: mưa quanh năm

CH: Dựa vào hình 5.2 cho biết lượng mưa ở singapo có đặc điểm như thế nào?

CH: Vậy lượng mưa hàng tháng nơi đây có đặc điểm như thế nào?

Hs trả lời: lượng mưa hàng tháng lớn khoảng 170mm – 250mm

CH: Thế thì lượng mưa cả năm ở nơi đây như thế nào?

Hs trả lời: lượng mưa trung bình năm cao từ 1500mm – 2500mm.

CH: Qua các ý mà chúng ta vừa phân tích em có nhận xát gì về lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm?

Hs trả lời: lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn.

CH: Vậy em nào có thể nêu khái quát vể đặc điểm môi trường Xích Đạo ẩm?

Hs trả lời:nắng nóng, mưa nhiều quanh năm, độ ẩm lớn.

Gv: Môi trường Xích Đạo Ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất cà tháng thấp nhất chỉ 30C, lượng mưa trung bình năm 1500 – 2500mm, mưa quanh năm, cang gần Xích Đạo càng nhiều, độ ẩm cao trên 80%

Gv: Với đặc điểm khí hậu như thế nó đã tác động đến sự phát triển của sinh vật như thế nào, ta sẽ sang phần tiếp theo để nghiên cứu.

– GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.3 SGK.

? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?

– HS: Rừng rậm rạp xanh tốt.

– GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.4 SGK.

? Đọc lát cắt và rút ra nhận xét?

– HS: Gồm 4 tầng:

+ Tầng cỏ quyết, cây bụi cao 10 m.

+ Tầng cây gỗ cao trung bình cao 30 m.

+ Tầng cây gỗ cao 40 m.

+ Tầng vượt tán cao trên 40 m.

→ Rừng có nhiều tầng tán, dây leo chằng

CH: Với đặc điểm của thực vật rừng như thế, nó ảnh hưởng đến động vật như thế nào?

Hs trả lời: động vật phong phú, đa dạng, sống trên các khắp tầng rừng.

– GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.5 SGK.

– Ở các vùng cửa sông, ven biển lầy bùn phát triển rừng ngập nước ( rừng ngập mặn).

Ví dụ Rừng U

Minh ở Việt Nam.

I.  Đới Nóng

    *Vị trí:

 

 

– Đới nóng nằm trong khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đặc điểm: nắng nóng, mưa nhiều. Thực vật và động vật phong phú là nơi đông dân  nhất thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.Môi Trường Xích Đạo Ẩm.

Khí hậu:

– Vị trí: nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–   Đặc điểm: nắng nóng, mưa nhiều quanh năm, độ ẩm lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng rậm xanh quanh năm.

Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển, cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú……

 

 

 

 

 

 

 

15′

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20′

Hoạt động 2: Vị trí và đặc điểm tự nhiên của môi trường xích đạo ẩm?

CH: Xác định trên hình 5.1 vị trí của môi trường nhiệt đới?

Hs xác định

CH: Quan sát hình 6.1 và 6.2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Malacan (Xu Đăng) và Gia-Mê-Na (Sát), thành phố Malacan nằm ở 90B và Giê-mê-na ở 120B, tuy hai thành phố này đều nằm trong môi trường nhiệt đới, và chỉ cách nhau 3 vĩ độ nhưng lại có sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ và lượng mưa, vậy sự khác nhau được biểu hiện như thế nào?

Hs thiến hành thảo luận.

Gv: Chia lớp ra làm 4 nhóm để thảo luận 2 vấn đề trong thời gian 5 phút,  hết thời gian giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày nhóm khác khác chú ý lắng nghe và bổ sung, sau đó giáo viên chuẩn lại kiến thức.

– Nhóm 1 và 2: Dựa vào hình 6.1 tìm hiểu về nhiệt độ và lượng mưa của thành phố Malanca?

– Nhóm 3 và 4: Dựa vào hình 6.2 tìm hiểu về nhiệt độ và lượng mưa của thành phố Gia-mê-na?

CH: Qua bảng phản hồi thông tin em có nhận xét gì về đặc điểm của khí hậu nhiệt đới:

– Nhiệt độ của môi trường nhiệt đới như thế nào?

Hs trả lời: – Nóng quanh năm trên 200C

– Lượng mưa của môi trường này có đặc điểm như thế nào?

– Trong năm có thời kì khô hạn từ 3 đến 9 tháng.

– Thành phố Gia-mê-na nằm gần chí tuyến hơn thành phố Malacan, vậy em hãy cho biết càng gần chí tuyến thời kì khô hạn và biên độ nhiệt có sự thay đổi như thế nào?

Hs trả lời: càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.

Cảnh quan phổ biến của môi trường này là Xavan, thế thì xavan là gì?

Hs trả lời: Xavan là thảm cỏ liên tục phủ kín mặt đất có độ cao trên 0,8m, xavan là thảm thực vật nhiệt đới đặc trưng cho các cao nguyên trung và đông Phi.

CH: Quan sát hình 6.3 và 6.4 em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau của 2 xavan?

Hs trả lời:

– Giống: Cùng trong thời kì mùa mưa.

– Khác: Trên hình 6.3 cỏ thưa, ít cây cao, không có rừng hành lang, còn trên hình 6.4 thảm thực vật, dầy và xanh hơn, nhiều cây cao phát triển, có rừng hành lang.

CH: Vậy tại sao xavan ở 2 nơi trên lại có sự khác biệt như vậy?

Hs trả lời: Vì lượng mưa, thời gian mưa ở Kênia ít hơn Trung Phi, nên thực vật thay đổi theo.

Gv: Thực vật chịu tác động bởi nhiệt độ và lượng mưa, mà lượng mưa có sự thay đổi từ Xích Đạo về chí tuyến, nên thực vật nơi đây cũng có sự thay đổi theo.

CH: Dựa vào sgk em hãy cho biết lượng mưa tác động đến thực vật như thế nào?

Hs trả lời:Thực vật thay đổi theo mùa, mùa mưa cây xanh tốt, mùa khô cây úa vàng

CH: Lượng mưa tác động đến chế độ nước sông như thế nào?

Hs trả lời:Sông có hai mùa: lũ và cạn.

CH: Mưa tập trung theo mùa sẽ tác động đến đất đai như thế nào?

Hs trả lời:Đất dễ bị xói mòn, rửa trôi

Gv: Ở miền núi trong mù mưa, nước mưa thấm xuống lớp đất đá bên bên dưới, đến mùa khô nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm, tích tụ dần ở gần mặt đất có màu vàng đỏ, gọi là đất feralit. Nếu đất feralit ở đây bị rửa trôi và sử dụng không hợp lí sẽ bị “ong hóa” rất khó canh tác.

Hs chú ý lắng nghe.

CH: Hiện nay vùng này xavan ngày càng mở rộng, vậy tại sao xavan ở nơi đây na\gày cang mở rộng

Hs trả lời: Do lượng mưa ít, do phá rừng và cây bụi để lấy củi hoặc làm nương rẫy, đất dần bị thoái hóa và cây cói không móc lại được.

1. Khí Hậu

 

– Vị trí khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đặc điểm: nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm lớn.

 

 

 

 

2. Các Đặc Điểm Khác Của Môi Trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích Đạo về chí tuyến.

 

 

 

– Thực vật thay đổi theo mùa, mùa mưa cây xanh tốt, mùa khô cây úa vàng, càng gần 2 chí tuyến thực vật càng nghèo nàn: từ rừng thưa -> xavan -> nửa hoang mạc.

– Sông có hai mùa: lũ và cạn.

 

 

– Đất feralit dễ bị xói mòn, rửa trôi, nếu canh tác không hợp lí và rừng bị phá bừa bãi.

20′ Hoạt động: 3 môi trường nhiệt đới gió mùa Môi trường nhiệt đới gió mùa
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15′

CH: Quan sát hình 5.1 hãy xác định môi trường nhiệt đới gió mùa?

Hs xác định

Gv: Nam Á và Đông Nam Á, nằm toàn bộ trong môi trường nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực gió mùa điển hình. “Gió mùa” là loại gió thổi theo mùa, chủ yếu trong mùa hè và mùa đông trên một vùng rộng lớn thuộc châu Á, châu Phi và Ôx-trây-li-a.

Hs chú ý lắng nghe

CH: Quan sát hình 7.1 và 7.2 và bảng chú giải:

– Màu sắc biểu thị yếu tố gì?

– Mũi tên màu đỏ và màu xanh thể hiện gì?

– Vào mùa hạ giỏ thổi từ nơi nào đến nơi nào?

Hs trả lời:

– Lượng mưa.

– Gió mùa hạ và gió mùa đông.

– Gió thổi từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương vào lục địa.

– Với đặc điểm gió từ đại dương thổi vào nên mùa hè ở đây như thế nào?

– Vào mùa đông (hình 7.2) gió thổi như thế nào?

CH: Gió thổi từ lục địa ra cho nên nó có tính chất như thế nào?

Hs trả lời: khô, lạnh, mưa rất ít.

CH: Sau khi phân tích chúng ta nhận thấy lượng mưa ở đây có sự khác biệt rất lớn giữa mùa đông và mùa hạ, tại sao lại như thế?

Hs trả lời: chủ yếu là do hướng gió.

CH: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưaa hình 7.3 và 7.4 cho biết đường màu đỏ thể hiện gì, cột màu xanh thể hiện gì?

Hs trả lời: đường màu đỏ thể hiên nhiệt độ, cột màu xanh thể hiện lượng mưa.

Gv: Chia lớp ra làm 4 nhóm để thảo luận 2 vấn đề trong thời gian 4 phút,  hết thời gian giáo viên gọi đị diện nhóm lên trình bày, nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung, sau đó giáo viên chuẩn lại kiến thức.

Hs chia nhóm để thảo luận.

Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội?

Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa ở Mumbay?

Gv: Qua bảng phản hồi thông tin chúng ta nhận thấy Hà Nội có mùa đông lạnh, Mumbay nóng quanh năm, cả hai địa điểm trên đều có lượng mưa lớn (trên 1500mm, mùa đông ở Hà Nội mưa nhiều hơn ở Mumbay)

Hs chú ý lắng nghe.

CH: Qua các ý mà chúng ta vừa phân tích, em nào có nhận xét gì về đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa?

Hs trả lời:Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió

CH: Nhiệt độ khu vực này trung bình năm là bao nhiêu?

Hs trả lời:200C

CH: Lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

Hs trả lời:trên 1500mm

Gv: Lượng mưa trung bình năm cao, nhưng tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, sườn khuất gió hay sườn đón gió. Sê-ra-pun-đi ở phía nam dãy Himalaya có lượng mưa trung bình lớn nhất thế giới (12000mm) ngoài ra thời tiết ở đây diễn biến cũng rất thất thường.

Hs chú ý lắng nghe

CH: Biểu hiện của sự thất thường thời tiết nơi đây như thế nào?.

Hs trả lời: Có năm mưa đến sớm, có năm mưa đến muộn, năm mưa ít, năm mưa nhiều, nên thường có lũ lụt và hạn hán

CH: Quan sát hình 7.5 và 7.6 em hãy nhận xét về sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh trên?

Hs trả lời:

– Vào mùa khô rừng có màu gì?

Màu vàng

– Vào mùa mưa rừng cao su có màu gì?

–   Màu xanh.

– Vậy tại sao mùa khô cây cao su lại ngã vàng, còn mùa mưa thì lại xanh tốt?

Hs trả lời: Do cây cối phụ thuộc nhiều vào lượng mưa, vào mùa mưa cây cối xanh tốt.

CH: Vậy nguyên nhân nào đã làm cho lượng mưa ở đây có sự khác nhau giữa các mùa?

Hs trả lời: do tác động của gió mùa.

Gv: Tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm mà có thảm thực vật khác nhau, ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng, trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô, những nơi ít mưa thì có đồng cỏ cao nhiệt đới. Ở vùng cửa sông, ven biển có rừng ngập mặn.

CH: Qua các ý mà chúng ta vừa phân tích, em có nhận xét gì về thảm thực vật nơi đây?

Hs trả lời: Thảm thực vật phong phú đa dạng.

CH: Động vật trong môi trường này có sự phát triển như thế nào?

Hs trả lời:Động vật phong phú ở cả trên cạn và dưới nước

Gv: Do đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cây lương thực, đặc biệt là cây lúa nước, cây công nghiệp, nên vùng nhiệt đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân cư nhất thế giới.

1. Khí Hậu

– Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

–         Thời tiết diễn biến thất thường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường.

+ Gió mùa hạ: nóng ẩm.

+ Gió mùa đông: lạnh và khô.

+ Nhiệt độ trên 200C

 

 

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1500mm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các Đặc Điểm Khác Của Môi Trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Thực vật: Thay đổi theo mùa,.- Thảm thực vật phong phú đa dạng.

 

 

– Động vật phong phú ở cả trên cạn và dưới nước.

 

 

3.Hoạt động luyện tập:

           1.Mục tiêu: hs nắm kỹ năng xác định lđ, so sánh 3 kiểu khí hậu ở đới nóng.

           2.Phương thức tổ chức hoạt động:

               + HD hs quan sát 3 biểu đồ trang 19 sgk để nhận diện 3 kiểu khí hậu qua biểu đồ.          + HS phân tích được đặc điểm khí hậu dựa trên biểu đồ

          3.Kết quả mong đợi: HS hiểu và phân biệt được đặc điểm từng loại khí hậu.

4.Hoạt động vận dụng và mở rộng:
-Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đề ra một số biện pháp đễ tránh tác hại từ khí hậu.
– Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Phân tích những thuận lợi, khó khăn của khí hậu, thời tiết mang lại.
+ Giải thích một số hiện tượng khí hậu từ tự nhiên.
-Kết quả: Học sinh có một số kĩ năng và biện pháp phòng tránh tác hại từ khí hậu.