BÁO CÁO THAM LUẬN “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HSG MÔN ĐỊA LÝ CẤP THCS ”

  1. Thực trạng:
  2. Thuận lợi:

              Công tác bồi dững HSG ở cấp THCS đang được hầu hết các trường có sự quan tâm đặc biệt, nó được xem là thương hiệu của trường và đặt sự kì vọng rất lớn của BGH và các cấp quản lý khác trong nhà trường.

–    Các trường ngày càng tập trung sâu hơn vào công tác đào tạo mũi nhọn các môn văn hóa, trong đó có bộ môn Địa Lý. Vị trí của bộ môn này cũng được sự quan tâm đúng mức, ngang tầm với các môn vốn được xem trọng là Toán, Lý, Hóa, Anh Văn…

–   Giáo viên:

+ Nhiệt tình, có sức khoẻ.

+ Có năng lực chuyên môn, phương pháp dạy tốt.

+ Có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dương học sinh giỏi

+ Có bề dày thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi –  nhiều  năm liền có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

–    Được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo: Ban giám hiệu nhà trường , tổ chuyên môn, ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp.

–   Học sinh ngoan có ý thức phấn đấu, quyết tâm.

  1. Khó khăn:

–   Học sinh: Khả năng nhận thức chậm, kỹ năng tính toán còn hạn chế.

–   Quan niệm của phụ huynh, học sinh chưa trú trọng học tập bộ môn, việc đầu tư thời gian cho bộ môn còn ít.

–   Cơ sở vật chất còn thiếu chưa đồng bộ: phương tiện dạy học, tài liệu phục vụ cho ôn luyện của học sinh và giáo viên còn thiếu.

–   Thời gian giành cho việc bồi dưỡng đội tuyển quá ít, thậm trí dồn ép dẫn đến học sinh không có thời gian tiêu hoá, nghiền ngẫm kiến thức.

–   Đội ngũ giáo viên vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác bồi dưỡng.

  1. Các giải pháp:
  2. Phát hiện và bồi dưỡng HSG thông qua giảng dạy trên lớp:

Đối với học sinh thuộc lớp nào, khối nào, trường nào, hoặc môn học nào cũng đều có sự phân hoá về trình độ hiểu biết và năng lực học tập. Vì thế việc phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng là việc làm rất cần thiết đối với người GV trong công tác giảng dạy của mình.

Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí cũng không nằm  ngoài cái nền chung ấy. Nếu phát hiện đúng được đối tượng phù hợp để bồi dưỡng thì kết quả mới cao. Muốn vậy, theo tôi cần lưu ý những vấn đề sau :

  1. Để phát hiện được học sinh giỏi phải qua nhiều năm theo dõi tiến hành ngay từ lớp đầu cấp học (lớp 6).
  2. Thông qua giờ giảng và học trên lớp, bằng những câu hỏi nâng cao và những kĩ năng thực hành, kết hợp với những bài kiểm tra đánh giá nhằm phát hiện đúng đối tượng.
  3. Ngoài năng lực học bài và nhớ kĩ bài học, học sinh giỏi được chọn cần phải có những kĩ năng tối thiểu như:

– Hiểu và nắm chắc được những biểu tượng và khái niệm Địa Lí cơ bản.

– Có kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ và ngoài thực địa, kĩ năng vẽ, phân tích và nhận xét các loại biểu đồ cơ bản như biểu đồ đường, biểu đồ hình tròn, hình cột , hình miền… một cách đầy đủ và chính xác.

– Từ những kiến thức và kĩ năng cơ bản như trên, sau đó trong quá trình bồi dưỡng các em sẽ được nâng cao hơn về năng lực nghiên cứu địa lí như: Biết xử lí, phân tích các kĩ năng thực hành  như viết, vẽ, nhận xét, phân tích các loại biểu đồ, bản đồ và sử dụng At lat Địa lí Việt Nam một cách thành thạo.

  1. Nội dung và phương pháp:
  2. Về nội dung:

– Nội dung bồi dưỡng phải được dựa theo chương trình sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9, kết hợp những sự kiện địa lý mang tính chất thới sự,có nâng cao kiến thức trong từng phần học.

– Trong quá trình bồi dưỡng cần lưu ý những vấn đề sau:

          +. Kiến thức:

– Không nhất thiết phải dạy lại kiến thức học sinh đã hiểu và nắm được mà chủ yếu đi sâu hơn trên cơ sở những hiểu biết sẳn có.

– Chú ý phân tích các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố Địa Lí:

* Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với tự nhiên:

* Giữa các yếu tố xã hội với xã hội:

* Giữa các yếu tố kinh tế với kinh tế:

          * Giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế xã hội:

+. kĩ năng:

Chú ý rèn luyện cho các em các kĩ năng sau:

–  Đọc và phân tích: Bản đồ, biểu đồ, lát cắt, thống kê, tranh ảnh … để tìm ra những kiến thức cần thiết.

–  Trên cơ sở các số liệu (tuyệt đối hoặc tương đối), biết chọn và thể hiện (vẽ) biểu đồ  thích hợp nhất (cột, tròn, đường…) và nhận xét biểu đồ.

Trên cơ sở At lát địa lí Việt Nam, thống kê, biểu đồ … biết trình bày (viết báo cáo) về một ngành kinh tế, tình hình Địa lí (tự nhiên và KT – XH) của một địa phương, một quốc gia, một khu vực.

  1. Về phương pháp:

Có nhiều phương pháp có thể sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí như : phát vấn, đàm thoại … nhưng theo tôi phương pháp: “ĐẶT VẤN ĐỀ” để học sinh tự tìm tòi, phát hiện được vấn đề (dưới sự hỗ trợ của GV) là có hiệu quả hơn cả.

Sở dĩ tôi chọn phương pháp này là do nhiều nguyên nhân:

–  Là học sinh giỏi, ít nhiều các em đã có sẵn một số vốn kiến thức và kĩ năng nhất định, trên cơ sở đó phương pháp này sẽ nhằm phát triển thêm ở các em khả năng tư duy và năng lực nghiên cứu Địa lí cũng như các kĩ năng cần thiết khác.

–  Qua việc tự học, tự mình chủ động tìm tòi phát hiện ra kiến thức các em càng thêm vững tin ở chính mình càng hứng thú và say mê hơn trong học tập; nhờ thế các em sẽ thành công.

  1. Những vấn đề tự bồi dưỡng của giáo viên và học sinh:

Theo ý kiến chủ quan của tôi, để thực hiện tốt việc này đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa thầy và trò trong quá trình dạy học.

  1. Đối với Giáo viên:

Để dạy được một giờ bồi dưỡng học sinh giỏi theo tôi rất khó bởi vì kiến thức Địa Lí bộ mn rộng, vì vậy chúng ta phải biết tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu khác nhau, từ đó mới tìm ra những kiến thức cho học sinh giỏi. Vì vậy vấn đề tự bồi dưỡng giáo viên là vấn đề vô cùng quan trọng.

Người thầy giáo bồi dưỡng chuyên sâu môn Địa Lí cần phải có tâm huyết với nghề, phải trăn trở lo lắng cho học sinh của mình.Tự bồi dưỡng mình để nâng cao chất lượng học sinh đội tuyển, cố gắng truyền thụ cho học sinh những kiến thức nhất định để các em nâng cao nhận thức của mình.

+  Giáo viên phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, thật sự yêu nghề, tâm huyết với bộ môn vì có như vậy giáo viên phải chịu khó tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, say mê tìm tòi nghiên cứu nhằm đáp ứng những nhu cầu về việc nâng cao kiến thức bộ môn thì mới hội đủ điều kiện để cung cấp kiến thức nâng cao cho học sinh. Để làm được việc nầy, giáo viên phải trang bị cho mình những tài liệu có liên quan đến bộ môn, những loại sách tham khảo, sách bài tập nâng cao vì mỗi quyển sách chính là người thầy giỏi để qua đó giáo viên học hỏi được nhiều điều.

+   Giáo viên cần xác định nội dung kiến thức mũi nhọn của bộ môn trong từng bài, từng chương , từng khối lớp cụ thể, bằng cách đưa thêm những kiến thức nâng cao mà SGK không đề cập.

+  Giáo viên cần nghiên cứu để nắm tương đối đầy đủ các dạng bài tập dành cho học sinh khá giỏi để cung cấp cho học sinh, có bài tập khó phù hợp cho từng bài từng chương. Khi giao bài tập, giáo viên cần để học sinh tự tìm cách giải để phát triển trí thông minh, khả năng tư duy, nếu các em không tự giải được thì giáo viên mới hương dẫn.

+  Giáo viên cần tạo sự gần gũi, thân ái đối với học sinh để các em mạnh dạn đưa ra những vướng mắc mà các em gặp phải trong quá trình học tập, cần tạo không khí thoả mái, bình đẳng khi tranh luận một vấn đề nào đó trong kiến thức bộ môn giúp các em có điều kiện the hiện mình và tự tin hơn vo bản thân mình. Nói chung là khi trao đổi, tôi đã từng xem các em như là những người bạn cùng yêu thích bộ môn, và tôi luôn khuyến khích các em đưa ra những thắc mắc va nêu vấn đề chưa rõ ràng.

Giáo viên có thể kết hợp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn qua từng tiết dạy thông qua vệc đưa kiến thức nâng cao hoặc bài tập nâng cao vào bài soạn. Trong từng tiết dạy, giáoviên có thể đặt ra một vài câu hỏi mang tính khái quát để học sinh tự phát hiện vấn đề nhằm phát triển trí thông minh, óc sáng tạo của những đối tượng đã lựa chọn. Ở phần củng cố luyện tập, sau mỗi tiết lên lớp, giáo viên có thể lồng vào một bài tập nâng cao để các em học sinh giỏi tự giải, tiết sau giáo viên có thể dành vài phút hoặc thu vở bài tập của các em để kiểm tra uốn nắn kịp thời.

Tất cả những công việc trên không thể thực hiện trong ngày  ngày một ngy hai mà phải trải qua một quá trình. Vì vậy giáo viên cần phải thật kiên trì, bền bỉ và thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhưng không nóng vội, máy móc, không gây áp lực tâm lí đối với học sinh.

  1. Đối với Học sinh:

+  Giáo viên cần giúp học sinh thấy được lợi ích của việc học tập bộ môn trong việc giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, những ứng dụng rộng rãi của môn học trong công nghiệp, nông nghiệp, trong xây dựng, trong đồi sống hằng ngày…Giúp các em thấy được vai trò, vị trí của bộ môn mình phụ trách trong lĩnh vực lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Giáo viên có thể giới thiệu những anh chị đi trước đã từng học tốt bộ môn để các em biết, từ đó tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú trong việc học tập bộ môn vì có yêu thích môn học thì các em mới có tinh thần say mê khám phá, nhiệt tình hăng hái trong việc học tập trên lớp cũng như tự giác học tập ở nhà.

+  Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tham khảo do giáo viên bộ môn giới thiệu và phải tự tìm cho mình mhững loại sách bài tập nâng cao của bộ môn. Nếu trường hợp học sinh không chuẩn bị đầy đủ, giáo viên có thể cho các em mượn để học tập.

+  Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà sao cho có hiệu quả. Ngoài việc làm các bài tập trong SGK, Sách bài tập, bài tập do giáo viên bộ môn giao, học sinh còn phải tự tìm hiểu các dạng bài tập khác và đưa ra cách giải riêng của mình. Trong khi tự học, gặp những vấn đề đặc biệt cần lưu ý thì nên ghi chép riêng vào vở để nhớ lâu và khi cần thì có thể mở ra xem lại, gặp những vướng mắc không giải thích được thì cũng ghi chép để cùng giáo viên giải quyết.

+  Thỉnh thoảng giáo viên nhắc nhở các em việc học ở nhà để tránh tình trạng xao lãng trong học tập. Giáo viên bộ môn cần khẳng định với các em rằng các em tự học là chính, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn dìu dắt.

+  Ngoài tố chất thông minh, học sinh còn phải thật cần cù, phải chịu khó và nhất là cần có sự say mê hứng thú. Tôi nghĩ rằng những điều này có được là nhờ một phần ở sự nhiệt tình trong từng tiết lên lớp của giáo viên và tình thương, sự quan tâm mà thầy cô giáo dành cho học sinh. Vì vậy hàng tuần, tôi đều dành thời gian để thăm hỏi, động viên nhắc nhở thường xuyên việc tự học ở nhà của từng em trong đội tuyển và có phần thưởng để khích lệ những em đạt giải.

+   Ngoài ra, sự quan tâm nhắc nhở, việc tạo điều kiện về vật chất, tinh thần và tình trạng sức khoẻ cũng là một trong những điều kiện không thể thiếu để giúp các em học tập tốt. Vì vậy, thỉnh thoảng tôi có liên hệ với phụ huynh để nhắc nhở phụ huynh quan tâm đến những vấn đề trên của con em mình.

          III. Hiệu quả:

  1. Giáo viên:

–   Khái quát được nội dung chương trình, các yêu cầu cần thiết bồi dưỡng HSG.

–   Nắm được các phương pháp để bồi dưỡng HSG đạt được hiệu quả, phù hợp với điều kiện của GV, với đối tượng HS được bồi dưỡng.

–   Chủ động lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với thời gian được phân  công bồi dưỡng, đảm bảo được khối lượng kiến thức theo yêu cầu.

  1. Học sinh:

–  Thấy rõ các yêu cầu cần đạt được trong việc học tập Địa Lý, có động cơ học tập đúng đắn.

–  Tích cực học tập theo sự hướng dẫn cảu GV.

–  Phân phối thời gian hợp lý giữa công việc ôn luyện với việc học tập các môn văn hóa khác.

  1. Kết luận và kiến nghị:

Trải qua các năm đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí ở trường, có những em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh, cũng có những em chưa đạt giải nhưng hầu hết những em tôi lựa chọn, bồi dưỡng đều rất yêu thích bộ môn Địa lí và đều được trang bị những kiến thức nâng cao của bộ môn trong một chừng mực nào đó.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về bồi dưỡng học sinh giỏi mà qua thực tế mà tôi đã đúc kết được. Tôi biết rằng trong bài tham luận này còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong được nghe nhiều ý kiến quý báu đóng góp của quý thầy cô và các đồng nghiệp. Đặc biệt là sự quan tâm và động viên nhiều hơn nữa của lãnh đạo nhà trường trong việc tuyển chọn học sinh dự nguồn đối với bộ môn, bởi vì để học sinh có đủ kiến thức cơ bản của bộ môn (từ lớp 6 đến lớp 9) cần phải có sự đầu tư cả về tinh thần, vật chất và thời gian, có như vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mới ngày càng hiệu quả.

Chân thành cảm ơn!