BÍ QUYẾT CẢI THIỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH

Muốn thành thạo kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh thì ta phải thực sự hiểu điều đang đọc, bạn cần học những kỹ năng khác trước. Bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng đọc nhanh (hoặc đọc chậm), dừng thói quen lựa chọn các đầu sách khó và bắt đầu tìm kiếm những cuốn phù hợp với trình độ hiện tại của mình. Hãy bắt đầu với những cái dễ hơn, nhỏ hơn và đọc với tốc độ chậm hơn, sau đó, mới dần dần tăng độ khó.

Cũng như các môn học khác thì Tiếng Anh cũng có phần đọc hiểu hiểu bằng Tiếng Anh ở cuối mỗi chủ đề. Phương pháp học này đem lại hiệu quả cao đối với học sinh trong việc tiếp thu và hiếu kĩ các vấn đề trong một bài học. Có được kỹ năng đọc tốt bạn sẽ tự tin giao tiếp, vượt qua tất cả các bài thi.

Nhưng có bao nhiêu bạn học sinh chịu cố gắng và đầu tư  cho  kỹ năng đọc Tiếng Anh? Với những phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc Tiếng Anh sau sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc các bài tập trên lớp. Bạn làm tốt những điều này không chỉ mang lại cho bạn kết quả học tập tốt mà còn tạo được cho mình thương hiệu cá nhân trong mắt mọi người.

  1. NỘI DUNG:
  2. Các bước để nâng cao kỹ năng đọc Tiếng Anh:

Bước 1: Luôn luôn chọn khoảng thời gian đặc biệt để đọc

Bạn có thể đọc thứ gì đó hài hước mọi lúc, mọi nơi, chẳng hạn như trên xe bus, trên giường hay tại nơi làm việc và bạn có thể thưởng thức cuốn sách thú vị đó. Tuy nhiên, nếu muốn cải thiện kỹ năng “hiểu” thì bạn cần tập trung và có sự nghiên cứu.

Ví dụ: Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc tập trung. Càng đọc nhiều trong môi trường như vậy thì bạn càng cải thiện được kỹ năng của mình.

Bước 2: Lựa chọn nội dung phù hợp để đọc

Khi chọn sách/báo để đọc thì có hai điều bạn cần nhớ đó là: (1) bạn thấy thú vị với nội dung đó và (2) phù hợp với trình độ (level) của bạn.

Ví dụ: Whichbook là một website rất khác. Bạn có thể tìm kiếm thứ gì đó bất kỳ trong một cuốn sách, chẳng hạn như chủ đề hạnh phúc, nỗi buồn, vẻ đẹp… và website này sẽ đề xuất cho bạn những đầu sách tương ứng với lựa chọn đó.

Bước 3: Đặt câu hỏi trong quá trình đọc và sau khi đọc xong

Muốn hiểu một cuốn sách đòi hỏi bạn phải làm nhiều hơn nữa chứ không đơn giản chỉ là đọc từng chữ. Trước khi đọc, hãy lướt nhanh qua nội dung (đừng đọc từng từ) và sau khi đọc, cũng làm như vậy, đồng thời tóm tắt những gì bạn có thể nhớ.

Ví dụ: Một số câu hỏi mẫu mà bạn có thể tự hỏi trước khi đọc:

  • Có từ ngữ nào trong sách/bài báo được in đậm hoặc in nghiêng không?
  • Có tiêu đề hoặc chú thích nào không?
  • Có tên riêng hoặc địa danh nào được đề cập đến không?
  • Có nhiều đoạn hội thoại trong sách không?
  • Các đoạn văn dài hay ngắn?

Bước 4: Cải thiện sự thành thạo (Fluency) đầu tiên

Hãy tưởng tượng đọc toàn bộ một bài báo hoặc một cuốn sách được viết kiểu như câu trên và bạn phải dừng lại sau mỗi từ (do sau mỗi từ là một dấu chấm). Rất khó để hiểu được ý của nó muốn nói gì.

Bước 5: Khi đã học được cách tăng tốc độc đọc thì hãy đọc chậm lại

Khi đã học được cách đọc thành thạo, bạn có thể dừng lo lắng về tốc độ đọc của mình và hãy bắt đầu nghĩ tới ý nghĩa của từng câu chữ. Đã đến lúc đọc chậm lại. Cách tuyệt vời để tự giảm tốc độ đọc đó chính là đọc to câu văn. Điều này không chỉ giúp bạn luyện tập đọc – hiểu mà còn cải thiện cả kỹ năng phát âm, nghe và nói nữa. Hãy tập trung đọc và phát âm từng từ một cách cẩn thận.

Bước 6: Đặt nhiều câu hỏi

Bạn càng đặt nhiều câu hỏi về những gì đang đọc thì bạn càng có cơ hội khám phá sâu hơn ý nghĩa của chúng. Bạn có thể thử một vài câu như “chuyện gì đang xảy ra vậy?”, “ai là nhân vật chính?”, “ông ta đã làm gì?” hay “cô ấy đang nghĩ gì?”.

Hình 1

Bước 7: Đọc lại một lần nữa

Nhà thơ Ezra Pound khi đề cập đến việc đọc sách đã từng nói rằng, “trong lần đọc đầu tiên, chẳng ai thực sự hiểu được bất cứ điều gì từ cuốn sách đó cả”.

III. KẾT LUẬN

Nói tóm lại, đọc hiểu tiếng Việt đã khó, đọc hiểu tiếng Anh lại càng khó hơn. Học sinh sẽ cần đến sự hướng dẫn của những người làm chuyên môn, để có thể tiếp thu nó một cách thoải mái, nhẹ nhàng, không áp lực. Nếu muốn các em đọc hiểu Tiếng Anh tốt thì giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho khoa học, logic và hiệu quả. Để làm được như vậy thì giáo viên phải là người không ngừng học tập, tự nghiên cứu, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, chuyên môn và  luôn phát huy sao cho chất lượng học sinh ngày càng tiến bộ và học sinh ngày càng yêu thích môn Tiếng Anh hơn.