BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT & CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

 BỆNH SXH LÀ GÌ?

     – Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm:

– Mầm bệnh là vi rút Dengue. Có tất cả 4 týp vi rút dengue và cả 4 týp này đều gây bệnh.

– Bệnh lây lan do loài muỗi vằn (còn gọi là muỗi Aedes).

muoi-don-soc-gay-ra-benh-sot-ret

– Vì bệnh có liên quan đến muỗi nên bệnh sẽ xảy ra nhiều nhất vào mùa mưa. Vào mùa khô

– Cũng có bệnh sốt xuất huyết nhưng ít hơn

– Bệnh dễ xảy ra ở những nơi người dân có thói quen trữ nước mưa hoặc có nhiều vật dụng chứa nước.

– Ở những nơi dân cư đông đúc thì bệnh dễ lây lan thành dịch hơn những nơi khác

– Bệnh xảy ra ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn. Lứa tuổi thường gặp nhất là trẻ 2-15 tuổi, tuy nhiên việc phát bệnh có liên quan đến tình trạng cảm thụ của từng cơ thể. Trung bình cứ 1 trẻ sốt xuất huyết phải nhập viện thì có 200-300 trẻ nhiễm vi rút không có triệu chứng, không phát bệnh hoặc chỉ sốt nhẹ.

BỆNH SXH NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

  1. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị SXH

– Người ta chỉ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và điều trị các triệu chứng để làm giảm nguy cơ tử vong, ví dụ:

– Làm hạ sốt

– Bù nước và muối bằng đường uống.

– Theo dõi tình trạng xuất huyết.

– Truyền dịch khi có dấu hiệu nguy hiểm.

  1. Bệnh diễn biến thất thường, nếu phát hiện trễ thì việc điều trị khó khăn, dễ tử vong.
  2. Hiện nay chưa có thuốc ngừa bệnh SXH, vì vậy mỗi trẻ em đều bị đe dọa bởi bệnh SXH trong một thời gian dài hàng chục năm.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

  1. Sốt:

Sốt là triệu chứng nhất định phải có và có đặc điểm như sau:

  • Đứa trẻ bị sốt cao: > 39 0C.
  • Sốt diễn ra đột ngột.
  • Sốt kéo dài có thể từ 3-6 ngày.

Khó làm hạ sốt: cho uống các loại thuốc hạ nhiệt có thể làm giảm sốt trong vài giờ, sau đó sốt cao trở lại.

2.  Xuất huyết:

– Xuất huyết (chảy máu) xuất hiện trễ hơn dấu hiệu sốt và dưới nhiều hình thức:

– Xuất huyết dưới da: da có những vết đỏ, ấn không tan.

– Chảy máu cam, chảy máu chân răng.

– Ói ra máu.

– Đi tiêu ra phân đen.

Không phải trẻ nào mắc bệnh SXH cũng bắt buộc có dấu hiệu xuất huyết.

3.   Một số dấu hiệu sốc

– Vật vã, bứt rứt hoặc li bì, mê sảng.

– Đau bụng nhiều.

– Bắt mạch cổ tay thấy nhanh (hơn 120 lần/phút) và yếu.

– Tay chân lạnh và rịn mồ hôi.

– Trẻ kêu đau bụng nhiều ở hạ sườn phải (trước đó trẻ không đau hoặc đau ít).

– Da đổi sắc bầm bầm, môi tím tái.

– Tiểu ít hơn bình thường.

– Do đó, nếu thấy một trong số những dấu hiệu trên phải lập tức đưa trẻ vào bệnh viện.

 

CÁCH CHĂM SÓC TẠI NHÀ

  1. Làm hạ sốt cho trẻ:

– Sốt cao có thể dẫn đến làm kinh và mất nhiều nước. Làm hạ sốt bằng cách:

– Nhúng khăn với nước ấm vắt ráo. Cởi hết quần áo trẻ ra và lau toàn thân. Cứ vài giờ lau một lần.

– Có thể dùng thuốc hạ nhiệt nhưng chỉ nên dùng loại Padol, Paracetamol. Tuyệt đối không dùng Aspirin

2.Cho uống nhiều nước:

– Mất nước nhiều dễ dẫn đến tình trạng sốc.

– Cho uống các loại nước cam vắt, nước dừa tươi, nước trà loãng, nước biển khô (ORS).

3.Theo dõi tình trạng của trẻ:

– Từ ngày thứ ba trở đi, phải hết sức để ý theo dõi tình trạng của trẻ:

– Theo dõi nhiệt độ, hết sức chú ý khi nhiệt độ giảm.

– Để ý xem trẻ có đau bụng không.

– Theo dõi mạch.

– Sờ tay chân.

– Quan sát vẻ mặt của trẻ.

– Để ý tình trạng đi tiểu của trẻ.

– Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào nên đưa ngay đến trạm y tế hoặc bệnh viện.

– Nếu nhà ở cách xa bệnh viện, thì từ ngày thứ ba trở đi nên đưa trẻ/người lớn đến bệnh viện để được theo dõi.

BỐN BIỆN PHÁP DIỆT LĂNG QUĂNG CHỦ YẾU:

– Diệt LQ bằng cá.

– Biện pháp đậy nắp kín.

– Biện pháp súc rửa.

– Biện pháp dọn dẹp vệ sinh.

photo-2-1493967814097-1494461726086 21041473857004_phatdong_3 sot-xuat-huyet-1495417494

  1. Thả cá diệt lăng quăng

 * Ưu điểm

– Khi đã thả cá, người dân sẽ không cần tốn công sức súc rửa, làm nắp kín để đậy, và cũng khỏi cần phải thường xuyên để ý chuyện đậy nắp

– Thích hợp cho vật chứa nước lớn (hồ, cống…). Các vật chứa này khó sử dụng nắp kín và khó súc rửa. Nếu hồ không còn lăng quăng cho cá ăn, cá vẫn có thể sử dụng nguồn thức ăn là phiêu sinh để tự nuôi sống hơn 2 tháng.

– Cá thích hợp cho các lu nước xài thường xuyên, không thể đậy nắp kín như các lu để gần sàn nước để rửa chén, rửa rau

  * Khuyết điểm

– Vào mùa mưa, cá có thể trôi mất đi do tràn theo nước mưa.

– Cá có thể chết do bị trẻ con nghịch bắt.

– Người dân không dễ dàng chấp nhận vì chê “tanh”.

2. Đậy nắp kín DCCN không cho muỗi đẻ trứng

   * Ưu điểm

– Thích hợp đối với lu chứa nước trữ lâu dài, không thường xuyên mở.

– Nước sẽ không lăng quăng, không bụi, rất sạch.

    * Khuyết điểm

– Khó đối với các lu thường sử dụng. Khi đậy lại, chưa chắc đậy lại kín.

3. Biện pháp xúc rửa

    * Ưu điểm

– Làm sạch sẽ vật chứa nước: không còn rong rêu, cặn bụi, lăng quăng, trứng.

– Làm sạch hoàn toàn trứng và lăng quăng. Nếu có kết hợp đậy kín nắp hoặc thả cá, sẽ chắc chắn không có lăng quăng trong lu hồ.

   * Khuyết điểm

– Tốn nhiều công sức. Hộ gia đình chỉ có người già sẽ không thể thực hiện được.

– Không thể dùng cho những lu quá to, nhưng hồ lớn có miệng nhỏ.

4. Dọn dẹp tổng vệ sinh các nơi có khả năng chứa nước không cho muỗi đẻ

BIỆN PHÁP DỌN DẸP VỆ SINH

1. Cách xử trí các vật linh tinh trong nhà.

– Bình bông và chén nước cúng trên bàn thờ,

– Đặc biệt chú ý đến những bình bông chưng cây.

– Các cù lao chân chén cần được bỏ muối hoặc dầu cặn.

2. Cách xử trí các vật linh tinh ngoài vườn.

Nguyên tắc: không để ngửa các vật ngoài vườn, không cho chúng có điều kiện chứa nước.

– Dừa lủng: chặt đôi và úp xuống.

– Gáo dừa đã chặt đôi: úp xuống, đem bỏ vào hố chôn rác.

– Thùng, lon không sử dụng: úp xuống.

– Lu bể: đập nát ra hoặc úp xuống.

– Định kỳ hàng tháng tổ chức các đợt chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch vật phế thải ngoài vườn.